BRAND VOICE LÀ GÌ ? CÁCH THỨC ĐỂ XÂY DỰNG BRAND VOICE THÀNH CÔNG

Ngày đăng: 15/02/2023

Cá tính của một con người khiến người đó trở nên khác biệt. Tương tự, giọng nói thương hiệu (Brand Voice) sẽ giúp thương hiệu đó dễ nhận diện hơn giữa một thị trường vô vàn những cái tên lớn – nhỏ. Làm thế nào để tìm thấy và định hình giọng nói thương hiệu? Tham khảo những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết dưới đây. 

1.      Brand Voice là gì

Brand Voice (tiếng nói thương hiệu) là khía cạnh tính cách mà thương hiệu đó bộc lộ ra qua cách truyền đạt của mình. Nó đóng vai trò như một quy chuẩn phát ngôn, quyết định thương hiệu nói gì và nói như thế nào.

Brand Voice đóng vai trò như cá tính của thương hiệu (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

2. Brand Voice có vai trò như thế nào

Về vai trò của tiếng nói thương hiệu, các chuyên gia marketing nhận định “nó có thể cộng hưởng với khách hàng và được dùng để xây dựng lòng tin”. Một khảo sát tại thị trường Mỹ cho thấy 46% người dùng chọn mua sản phẩm/dịch vụ từ thương hiệu mà họ tin tưởng. Và tiếng nói thương hiệu là một trong những vũ khí mạnh mẽ giúp thiết lập mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, báo hiệu cho người dùng biết rằng họ sẽ được gì khi theo dõi nội dung công ty, sử dụng sản phẩm hay thậm chí là trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng. Không chỉ khách hàng mục tiêu, sử dụng Brand Voice đúng cách còn giúp thương hiệu thu hút cả những vị khách không ngờ tới.

3.  Những lưu ý khi xây dựng Brand Voice:

  • Bắt đầu với sứ mệnh thương hiệu

Sứ mệnh và giá trị thương hiệu sẽ giúp marketer rút ra được một số đặc điểm cốt lõi nên có trong Brand Voice. Sau khi đã xác định tính cách, nhiệm vụ tiếp theo chính là thể hiện nó như thế nào trên mọi phương thức diễn đạt, từ ngôn từ, hình ảnh đến âm thanh. Cuối cùng là giọng văn gần gũi, thân mật, không vô tình biến thương hiệu thành một doanh nghiệp “bảo thủ”, khó thích nghi với điều mới mẻ. 

  • Tìm hiểu chân dung khách hàng

Nếu chưa định hình được tiếng nói thương hiệu thì cứ nhìn vào chân dung khách hàng và trả lời 3 câu hỏi: Bạn muốn tiếp cận ai? Họ cần gì từ thương hiệu của bạn? Thương hiệu cung cấp cho họ điều gì mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác? 

Khách hàng có thể là nguồn cảm hứng của Brand Voice (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Nghiên cứu người tiêu dùng giúp marketer biết được đâu là cách diễn đạt hiệu quả nhất với nhóm mục tiêu. Tiến hành khảo sát trực tiếp hoặc sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics còn tiết lộ cả nơi mà người dùng hay lui tới. Biết được độc giả thích xem gì và xem ở đâu giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng tiếng nói thương hiệu.

  • Học theo các nội dung đã thành công

Khi đã duy trì nội dung hàng tháng hay thậm chí hàng năm, doanh nghiệp sẽ có kho tài nguyên để đối chiếu. Thương hiệu dễ dàng hơn trong việc thu thập các bài đăng đạt hiệu quả tốt nhất và rút ra những đặc điểm về giọng văn. Nó có bay bổng không? Có đề cập đến xu hướng hay lồng ghép văn hóa đại chúng? Có đào sâu một chủ đề hay dẫn chứng một nghiên cứu độc đáo cho mỗi nhận định? Ghi chú lại các khía cạnh về giọng mà thương hiệu nghĩ có thể “sao chép” và nâng tầm trở thành tiếng nói chung cho cả sau này. 

  • Lập danh sách nên và không nên làm

Đôi khi, ghi ra những điều mà Brand Voice không được phạm phải cũng là bước tiền đề cho việc hình thành tiếng nói thương hiệu. Ví dụ marketer có thể đưa ra các mệnh đề phủ định như: Tiếng nói thương hiệu không được tự phụ, tiếng nói thương hiệu không quá nặng nề, tiếng nói thương hiệu không được phô trương… Sau khi đã xác định những điều “không được” làm, thương hiệu có thể phản đề, tạo một danh sách nên làm để hình thành Brand Voice. 

  • Hợp tác với bên thứ 3

Trước nhu cầu muốn sở hữu Brand Voice, có nhiều bên trung gian sẵn sàng giúp thương hiệu tiếp cận và tương tác với khán giả mục tiêu. Đội ngũ tư vấn sẽ định hướng tiếng nói thương hiệu sao cho mỗi Brand Voice sẽ ứng với từng đối tượng khán giả và ngành hàng. 

  • Thống nhất tiếng nói

Sau khi đã xác định Brand Voice, thương hiệu nên đảm bảo mọi nhân sự sử dụng chung một giọng văn trên tất cả các nội dung marketing. Nếu chỉ có nhân sự nội bộ sản xuất nội dung, tổ chức một buổi training để nhân sự làm quen với tiếng nói thương hiệu. Trong trường hợp có hợp tác với cộng tác viên, cần có bộ quy chuẩn chính thức để người đó nắm bắt và làm theo. 

  • Thiết kế quy trình rõ ràng

Không chỉ nói suông, marketer cần sử dụng biểu mẫu để tiêu chuẩn hóa quy trình. Có thể viết ra 3-5 mô tả về tông giọng và hướng dẫn cách thực thi cho nhân sự. Bước này mang tính quyết định vì nó biến ý tưởng thành hành động. Làm thế nào để người viết toát ra được sự khiêm tốn, chân thành trong nội dung của họ? Đừng chỉ nói một cách chung chung, thay vào đó đưa ra những chiến thuật, hướng dẫn cụ thể để bất kì nhân sự nào cũng có thể áp dụng, cùng tạo ra một giọng nói thương hiệu nhất quán. 

Quy trình rõ ràng giúp Brand Voice có tính thống nhất cao (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu trực quan tốt có thể giúp cho hoạt động marketing trở nên thuận lợi và cộng hưởng hơn, nhưng nếu không có Brand Voice hay các giá trị khác của thương hiệu, khách hàng sẽ khó có thể chấp nhận thương hiệu.

 

 

Nguồn: advertisingvietnam.com

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Đăng ký nhận thông tin tư vấn

    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x
    Hotline