Kịch bản họp báo chi tiết| Hướng dẫn cách viết kịch bản sự kiện chuẩn

Ngày đăng: 01/03/2022

Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin về kịch bản họp báo? Bài viết dưới đây AIT Group sẽ chia sẻ với bạn các mẫu kịch bản MC họp báo mới nhất và các bước để xây dựng kịch bản họp báo chi tiết. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

>>>> Liên hệ tư vấn: Công ty tổ chức sự kiện tại Hà Nội chuyên nghiệp, uy tín 

1. Mẫu kịch bản MC họp báo mới nhất 2022

Đối với các sự kiện như khai trương, tổ chức họp báo thì kịch bản có vai trò rất quan trọng giúp cho ban tổ chức quản lý chương trình tốt hơn. Dưới đây là mẫu kịch bản chương trình họp báo mới nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu.

  • Địa điểm: …
  • Thời gian dự kiến: từ 08h30 đến 09h45, ngày … tháng … năm 2022
Thời gian Nội dung
08h30 – 09h00 – PG đón tiếp khách mời.
– Mời khách tham dự khu trưng bày (nếu có)
– Phát thông cáo báo chí và Media kit
09h00 – 09h05 – Tuyên bố lý do tổ chức sự kiện và giới thiệu các đại biểu.
09h05 – 09h10 – Đại diện ban lãnh đạo công ty phát biểu khai mạc chương trình.
09h10 – 09h30 – Giới thiệu các thông tin chính thức cung cấp cho báo chí trong buổi họp báo
09h30 – 09h50 – Hỏi đáp: trả lời các câu hỏi của báo chí
09h50 – 09h55 – Kết thúc chương trình
09h55 – Kết thúc chương trình và tặng quà cảm ơn cho các khách mời, các đơn vị báo chí tham gia.

>>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ tổ chức họp báo ra mắt sản phẩm kèm quy trình trọn gói

2. Các bước xây dựng kịch bản sự kiện chi tiết

2.1 Nghiên cứu mọi thông tin về sự kiện

Để có thể xây dựng được một kịch bản họp báo chuẩn thì đầu tiên bạn cần phải nghiên cứu tất cả thông tin về sự kiện đó. Thông tin về sự kiện càng đầy đủ, chi tiết thì kịch bản sẽ càng ý nghĩa, sự kiện cũng diễn ra thành công tốt đẹp. Bạn có thể xác định nội dung cụ thể của kịch bản bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Why: Tại sao bạn cần tổ chức buổi họp báo này?
  • What: Sự kiện này gửi tới khán giả thông điệp gì?
  • Who: Sự kiện này dành cho những đối tượng nào tham gia?
  • When: Thời gian diễn ra sự kiện là khi nào?
  • Where: Sự kiện được tổ chức ở địa điểm nào?
  • How: Sự kiện sẽ được tổ chức như thế nào?
kịch bản mc họp báo

Các thông tin cần nghiên cứu trước khi lên kịch bản tổ chức họp báo (Ảnh minh họa)

>>>> Đọc thêm: Họp báo là gì? Bí quyết tổ chức sự kiện họp báo thành công

2.2 Phân loại các kịch bản chương trình

Hiện nay có rất nhiều mẫu kịch bản được xây dựng sao cho phù hợp với các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, cách làm hiệu quả nhất là phân loại kịch bản theo loại hình sự kiện. Ví dụ như kịch bản của sự kiện khai trương, kịch bản chương trình tri ân khách hàng, kịch bản họp báo ra mắt phim, sản phẩm, kịch bản cho sự kiện kỷ niệm… Mỗi loại hình sự kiện sẽ sử dụng một loại kịch bản khác nhau cho phù hợp với mục đích và tính chất của sự kiện.

kịch bản họp báo ra mắt sản phẩm

Buổi họp báo công bố thành lập Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam do AIT Group thực hiện

2.3 Yêu cầu của kịch bản dẫn chương trình họp báo

Tiếp đến, bạn cần quan tâm đến các yêu cầu của kịch bản họp báo. Kịch bản gồm có 3 phần:

  • Phần mở đầu: Đây là phần khai mạc của chương trình, cần có lời mở đầu độc đáo và ấn tượng để thu hút sự chú ý của các khách mời ngay từ những giây phút đầu tiên.
  • Phần nội dung chương trình: Đây là phần ghi cụ thể các hoạt động diễn ra trong sự kiện, cần được trình bày rõ ràng, chi tiết.
  • Phần kết thúc: Phần bế mạc nên có một lời kết hay thay cho lời cảm ơn đến sự có mặt của các khách mời.
kịch bản mc họp báo

Họp báo công bố kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Honda Việt Nam do AIT Group thực hiện

>>>> Xem ngay: 10 địa điểm tổ chức họp báo chuyên nghiệp, lý tưởng nhất

2.4 Lưu ý khi xây dựng kịch bản

Cuối cùng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây khi xây dựng kịch bản chương trình sự kiện:

  • Bố cục của kịch bản phải đầy đủ 3 phần là mở đầu, phần nội dung chương trình và phần kết thúc.
  • Kịch bản phải đầy đủ thông tin: Kịch bản họp báo phải đảm bảo đầy đủ nội dung, chủ đề và thông điệp mà sự kiện muốn truyền tải đến khách mời.
  • Thời lượng của chương trình phải phù hợp: Mỗi buổi họp báo sẽ có thời lượng dài hoặc ngắn tùy vào nội dung mà đơn vị tổ chức cần truyền đạt tới khách tham dự. Buổi họp báo không nên có thời gian quá dài vì khách mời có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán. Tuy nhiên, thời lượng cũng không nên quá ngắn vì sẽ khó để truyền tải hết các thông điệp của chương trình.
  • Tính logic trong kịch bản: Nội dung của kịch bản phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý, tạo sự rành mạch, giúp khách mời dễ dàng nắm bắt thông tin.
  • Điểm nhấn của buổi họp báo: Các điểm nhấn xuất hiện hợp lý trong sự kiện sẽ giúp khách mời cảm thấy ấn tượng hơn và ghi nhớ lâu hơn.
mẫu kịch bản họp báo

Họp báo công bố kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Honda Việt Nam do AIT Group thực hiện

Trên đây là mẫu kịch bản họp báo mới nhất và cách xây dựng kịch bản chuẩn mà AIT Group muốn giới thiệu đến bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các dịch vụ tổ chức sự kiện hoặc tổ chức họp báo thì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây. Đội ngũ tư vấn sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tận tâm và nhanh chóng nhất.

Thông tin liên hệ

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Đăng ký nhận thông tin tư vấn

    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x
    Hotline