Trong thời đại 4.0 và marketing online ngày càng trở nên phổ biến, chắc hẳn khái niệm SEO đã quá quen thuộc với các doanh nghiệp và các marketer. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn có những hình thức SEO nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được những cách thức đơn giản và rõ ràng nhất để phân loại SEO
Onpage SEO hay còn được gọi là SEO trên trang là hoạt động tối ưu hóa nội dung và cấu trúc website cho các công cụ tìm kiếm và người dùng.
Các công việc chính liên quan đến SEO Onpage như tối ưu hóa các thẻ (tag), nội dung (content), liên kết nội bộ (internal link) hay các đoạn mã code của website sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Onpage SEO có thể bao gồm chi tiết các công việc dưới đây.
Nằm trong tổng thể các công việc liên quan đến việc tối ưu hoá trải nghiệm của người dùng và cũng là những gì các công cụ tìm kiếm ưu tiên khi xếp hạng nội dung, những người làm SEO cần tối ưu hoá các khía cạnh kỹ thuật như tăng tốc độ tải trang và tối ưu source code.
Vì người dùng là mục tiêu cuối cùng của các công cụ tìm kiếm, chúng ưu tiên cho những nội dung có chất lượng cao và phù hợp với các ý niệm tìm kiếm (search intent) của người dùng.
Các công việc về tối ưu hoá nội dung có thể là tối ưu hoá từ khoá, tối ưu hoá tiêu đề, tối ưu hoá mật độ từ khoá, tối ưu hoá các thẻ hình ảnh (alt tags) hay tối ưu hoá chất lượng nội dung liên quan đến chủ đề đang viết.
Ngoài các yếu tố kỹ thuật và nội dung, tối ưu hoá các liên kết nội bộ (internal link) cũng là một công việc hết sức quan trọng của các SEOer với SEO Onpage.
Đối với các công cụ tìm kiếm, một nội dung hay website chất lượng là website có các nội dung hay chuyên mục được liên kết chặt chẽ với nhau, cũng như external link, internal link cũng là các backlink có giá trị cao đối với website.
Trái ngược lại với SEO Onpage, SEO Offpage không tập trung đến các yếu tố nội bộ trên website, mà thay vào đó là các thành phần bên ngoài website.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Offpage SEO có thể bao gồm chi tiết các công việc dưới đây.
Như đã phân tích ở trên, bằng cách liên kết website của thương hiệu với nhiều các website chất lượng và uy tín khác, các nội dung hay website có cơ hội có được thứ hạng cao hơn.
Theo thuật toán của các công cụ tìm kiếm, khi một website càng nhận được nhiều backlink từ các website (uy tín hơn) khác, website hay webpage đó càng có chất lượng cao hơn.
Tất nhiên, các công cụ tìm kiếm như Google cũng rất nghiêm ngặt với những hành động như mua bán hay trao đổi backlink.
Về bản chất, các nội dung càng được giới thiệu một cách “tự nhiên” thì càng có giá trị, ngược lại nếu nó là hành động “cố ý” từ những người làm SEO, điều này là vi phạm.
Ngoài việc nhận được các backlink từ các website chất lượng khác, những người làm SEO cũng có thể chủ động tự xây dựng các website giới thiệu cho riêng họ và sau đó nhận các liên kết tương tự như các website khác.
Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ với website chính của thương hiệu là brandabc.com, bạn có thể xây dựng các website vệ tinh với các tên miền khác như banle.com hay retail.com và sau đó xây dựng nội dung cho các website này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các nền tảng phổ biến như WordPress hay Wix để xây dựng các website hoàn toàn miễn phí.
Ngày nay, với các công cụ tìm kiếm như Google, chúng coi trọng mức độ phổ biến của các nội dung hay website trên các nền tảng như mạng xã hội và xem đây là một dấu hiệu để xếp hạng nội dung.
Bằng cách liên tục chia sẻ các nội dung của thương hiệu trên các nền tảng như Facebook hay YouTube, website có được mức độ tin tưởng cao hơn và có thứ hạng tốt hơn.
Ngoài các công việc chính nói trên, SEO Offpage còn có thể bao gồm các công việc khác như xây dựng thương hiệu, guest posting, content marketing.
2. Về hình thức SEO, có thể phân chia SEO thành các hạng mục như sau:
Hình thức này là phổ biến nhất trong tất cả các loại SEO. Hình thức này là thực hiện cácchiến dịch SEO để hiển thị bài viết lên Top 1,3,5,10,20,…đến Top 100. Bài viết là kết quả hiển thị mặc định khi người dung truy cập vào Google Search từ khóa mong muốn.
SEO ảnh là hình thức SEO những bức ảnh lên Top cao của Google khi mà người dùng Search từ khóa tìm kiếm và chọn tab hình ảnh thì kết quả của bạn sẽ hiện thị trong Top 10 hoặc Top 20,..
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Là hình thức seo trực tiếp Video trên website hoặc gián tiếp trên các kênh mạng xã hội như Youtube
Hình thức SEO này được đa số các SEOER áp dụng điều này sẽ giúp người dùng tìm kiếm được địa điểm của website bạn thông qua Google Map hoặc để tạo hình ảnh chuyên nghiệp trên với Google Map theo từ khóa.
Là hình thức SEO đưa các App Mobile lên kết quả tìm kiếm Google, theo đó khi người dùng tìm trên Google sẽ hiển thị ứng dụng trên kết quả tìm kiếm
SEO web báo chí là hình thức SEO giúp bạn có thể lên TOP và đặt ở vị trí trang trọng trên trang nhất của kết quả Tìm kiếm.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Giống như tên gọi loại, đây là loại hình SEO hình áp dụng các kỹ năng chuyên môn giúp tăng nguồn khách truy cập vào Website thông qua 4 nguồn chính: Direct (trực tiếp), Referral (thông qua trung gian), Organic Search (thông qua các công cụ tìm kiếm) và Social (thông qua các mạng xã hội). Lưu lượng khách truy cập hiệu quả là nhắm đúng đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả lớn cho Website.
Loại hình này hiệu quả khi áp dụng cho các doanh nghiệp và thương hiệu lớn. Nhắm mục đích chính là Branding giúp quảng bá giá trị thương hiệu Website tốt trên thị trường Online. Thực hiện tốt SEO Branding giúp định vị thương hiệu của mình trong lòng khách hàng, tạo hiệu quả tốt cho kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Sau 1 thời gian đứng top bỗng dưng website của bạn đột ngột mất đi sự ổn định và thứ hạng trên các cỗ máy tìm kiếm. Điều này hiển nhiên mang đến thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Nếu không giải quyết đúng cách và hợp lý thì website có thể vĩnh viễn ko có khả năng phục hồi thứ hạng. Lúc đó doanh nghiệp cần tìm đến các công ty dịch vụ SEO để giải quyết các kết quả không tốt này.
Trên đây là các loại SEO phổ biến trong Digital Marketing, hi vọng sau khi nắm vững các lí thuyết này, bạn đã biết được một vài cách để tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm.
Nguồn: marketingtrip.vn & xjk.vn